Tại một số quốc gia, áp lực mua nhà, mua xe, “an cư lập nghiệp” đã thực sự khiến người trẻ quyết tâm sống độc thân, không kết hôn và không sinh con, đặc biệt ở nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển của Châu Á.
Suy nghĩ này cũng đang dần nhen nhóm trong một bộ phận giới trẻ Việt Nam. Rất nhiều người trẻ trở nên thoải mái hơn với việc “một mình”, vì như vậy việc họ “có nhà”, có “tài khoản tiết kiệm lớn” hay chưa phải vấn đề quá lớn.
Chọn mua nhà ngay sau thời điểm kết hôn, vợ chồng T.P cảm thấy khá hài lòng với quyết định của mình. Với số tiền vay lên đến 70% giá trị căn hộ, những ngày sau đó của cặp vợ chồng trẻ luôn phải gắn với hai từ “tiết kiệm”. Bản thân T.P và chồng giảm tối thiểu việc phải ăn uống hàng quán, luôn tự chuẩn bị thức ăn, pha sẵn cafe mang tới công sở. Để tiết kiệm chi phí mua lương thực, T.P rất kỹ lưỡng trong việc lập danh sách các thực phẩm cần mua trong tuần. Và cũng thường xuyên nhận đồ “tiếp tế” từ gia đình nội ngoại hai bên. Việc tụ tập, ăn uống cùng bạn bè cũng được tiết giảm. Vì tài chính không quá dồi dào, nên T.P cũng chọn mua nhà vùng ven, với khoảng cách khá xa để tới được nơi làm việc.
Cho rằng việc phải sống quá tiết kiệm là điều quá khổ sở, cùng mong muốn có nhà, nhưng một cô gái khác là C.L lại không muốn bản thân phải sống quá chi li. C.L cho hay cô vẫn đặt mục tiêu mua nhà nhưng chỉ khi bản thân đã sẵn sàng mọi mặt về tài chính. Còn hiện tại, cô chọn ở trọ gần công ty, và vẫn thoải mái để tận hưởng cuộc sống với những mức chi cho việc ăn uống, đi du lịch, học tập, phát triển bản thân. Thế nhưng, dĩ nhiên, bản thân C.L cũng rất nhiều lúc cảm thấy buồn bã, áp lực, thậm chí “vô dụng” vì chưa có nơi “an cư lập nghiệp” như một số người bạn của mình.
Cùng muốn mua nhà – nhưng C.L và T.P lại có những phương án hành động khác nhau. Thật ra – đây cũng là câu chuyện chung của giới trẻ. Những người chưa có đủ năng lực tài chính để một lúc mua ngay một căn hộ – mà chỉ có tài chính khoảng đâu đó 30% giá trị căn hộ.
Bản thân người trẻ muốn mua nhà nhưng không quá dư dả về tài chính cũng vướng mắc rất nhiều. Hiện nay – giá các căn hộ ở thành phố Hồ Chí Minh, các khu vực quận trung tâm đã vượt khá xa thu nhập bình quân. Các khu vực vùng ven có giá thành vừa phải hơn lại được đặt ở những nơi khan hiếm việc làm. Việc di chuyển từ vùng ven vào trung tâm để làm việc trở thành nỗi lo âu và ám ảnh của nhiều người trẻ. Nhưng nếu ở trọ – họ có thể chọn một căn hộ tốt ở khu vực trung tâm, tiết kiệm thời gian di chuyển.

Cần tính toán tốt bài toán dòng tiền
Hiện tại, giá thuê trung bình của các căn hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở mức khoảng 4% giá trị căn hộ/năm. Tức là chi phí thuê một căn hộ 2 phòng ngủ trị giá 3 tỷ, thì tiền thuê mỗi tháng có thể nằm đâu đó ở mức 10 triệu đồng/tháng.
Vậy nên bỏ tiền để trả nợ vay mua mỗi tháng hay trả tiền nhà? Dĩ nhiên, hầu hết mọi người khi nghe tới câu hỏi này đều tin rằng việc trả nợ vay mua sẽ tốt hơn. Vì cuối cùng sau một thời gian, căn hộ đó sẽ thuộc quyền sở hữu của mình.
Thế nhưng, không phải ai cũng sẽ lựa chọn vay mua. Vì để vay mua, chí ít người mua phải có 30% giá trị tài sản. Với căn hộ 3 tỷ như đã nói ở trên thì tương đương với 900 triệu, cùng một khoản vay 2 tỷ 100 triệu, mà lãi suất nếu chọn thời hạn vay nhiều nhất là 25 năm, thì tổng khoản tiền phải trả sẽ lến tới
Với 900 triệu đồng có sẵn này – nhiều người cho rằng nên đưa đi đầu tư – thì tiền lãi thu được sẽ nhiều hơn. Bản thân cũng không phải quá áp lực việc trả nợ ngân hàng
Đây là lý do mà anh A.T không chọn mua vay mua căn hộ ở những thời điểm bắt đầu sự nghiệp của mình, dù thu nhập của anh khá tốt so với mặt bằng chung. Anh chọn ở trọ, sống khá thoải mái và đầu tư nhiều vào bản thân cũng như các mối quan hệ trong công việc.
Nhờ đó, công việc của anh thăng tiến rất tốt. Nhờ vào việc “chi tiêu” khá hào phóng mà anh có nhiều mối quan hệ, và từ đó tạo nên nhiều giá trị cho bản thân. Hiện tại, mức thu nhập của A.T đã có thể chạm ngưỡng 10.000 USD/tháng – một con số trong mơ. Anh thừa nhận bản thân chưa có nhiều tài sản tích lũy, nhưng anh cũng cho rằng, nếu anh mua nhà, mua xe ổn định sớm như một số người bạn của mình, sẽ rất khó để anh có được công việc với thu nhập như hiện tại.

Ai phù hợp với ai?
“Đánh mất chi phí cơ hội” là lý do mà nhiều người cho rằng không nên vội vã mua nhà khi tài chính chưa quá dư giả và sự nghiệp cũng chưa thực sự đủ vững mạnh. Trở lại với T.P, cô lại không nghĩ như vậy. Cô tin rằng việc mua nhà đã tạo cho cô nhiều động lực tiết kiệm hơn, cũng như nỗ lực làm việc hơn. Cô cho rằng bản thân hai vợ chồng không ai giỏi đầu tư, nếu dành tiền để đầu tư đôi khi lại mang tới “tác dụng ngược”.
Trên hết, quan điểm “an cư lập nghiệp” đã tác động rất mạnh mẽ tới suy nghĩ của vợ chồng T.P và cả gia đình hai bên nội ngoại. Khi mà ai trong gia đình cũng ra sức thúc dục đôi vợ chồng trẻ sớm ngày ổn định cho bằng “người này, người nọ”.
Thực tế, ai cũng rõ đây là câu chuyện của sự phù hợp. Không phải ai cũng có điều kiện, tính cách và hoàn cảnh giống nhau để có thể cùng đưa ra một đáp án chung.
Một trong những yếu tố mà bạn có thể cân nhắc đó là:
- Khả năng trả nợ: Khả năng trả nợ bao gồm khả năng trong hiện tại và xoay sở nguồn tài chính trong tương lai nếu trường hợp bất chắc xảy ra.
- Nhu cầu phát triển bản thân: Nhu cầu phát triển bản thân bao gồm việc phát triển năng lực trong công việc, đời sống tình cảm, cá nhân, năng lực đầu tư. Thực tế không phải ai cũng có nhu cầu trong việc này, và thoải mái với việc phải hạn chế thu chi.
- Khả năng chịu đựng áp lực: Vay mua nhà đồng nghĩa với khả năng chịu đựng áp lực tài chính, duy trì một khoản tiền trả góp mỗi tháng. Áp lực là điều không phải ai cũng có thể giỏi chịu đựng.
Tại một số quốc gia, áp lực mua nhà, mua xe, “an cư lập nghiệp” đã thực sự khiến người trẻ quyết tâm sống độc thân, không kết hôn và không sinh con, đặc biệt ở nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển của Châu Á. Suy nghĩ này cũng đang dần nhen nhóm trong một bộ phận giới trẻ Việt Nam. Rất nhiều người trẻ trở nên thoải mái hơn với việc “một mình”, vì như vậy việc họ “có nhà”, có “tài khoản tiết kiệm lớn” hay chưa phải vấn đề quá lớn.
Thật khó để dự đoán tương lai cũng như quan điểm sống của lớp người trẻ trong thế hệ mới, nhưng lại dễ dàng nhận ra giá bất động sản ở các khu vực xung quanh thành phố sẽ khó lòng đi xuống. Đây cũng có thể là thời điểm, để cân nhắc hơn hết về việc phát triển kinh tế ở khu vực tỉnh thành – nông thôn. Nơi mà cũng nhiều người mang giấc mộng “nuôi cá và trồng thêm rau”.
P.L – một biên tập viên chia sẻ, cô vẫn nỗ lực làm việc mỗi ngày – nhưng không phải để mua nhà, mà để xây dựng Homestay ở quê hương. Cô hào hứng chia sẻ mong muốn về quê – nơi cô đã có sẵn đất đai của gia đình, và chỉ cần chuẩn bị nguồn tài chính thật tốt – để có thể bắt đầu với mô hình kinh doanh của mình ngay khi trở về. “Dù sao chi phí xây 1 homestay nhỏ nhắn ở quê cũng không thấm là bao so với việc mua một căn hộ chỉ vài chục m2 ở thành phố.
Thảo luận về bài viết