Nhà đầu tư thông minh không chỉ nhờ bộ não. Điều thú vị là họ nắm những quy tắc….
Ngân hàng cũng Nợ
Bạn nghĩ Nợ là xấu. Xin chúc mừng bạn đã gia nhập vào “Hội người nghèo”.
Thực tế người giàu nợ nhiều hơn bạn nghĩ. Điều khác biệt là cách nhìn nhận chữ “nợ” của họ rất khác.
Nếu bạn không tin thì hãy nhìn vào nơi nắm nhiều tiền nhất, đó là ngân hàng. Bạn nghĩ tiền trong ngân hàng là của ngân hàng? Nếu nghĩ như vậy thì bạn đã lầm.
Bản thân các ngân hàng cũng đi vay nợ, thông qua việc huy động tiền gửi. Giải thích đơn giản thì nếu trong tay bạn đang có cuốn sổ tiết kiệm, các bạn đang là “chủ nợ của ngân hàng”.
Và không chỉ có mình bạn đâu, mỗi ngân hàng đều có hàng trăm hàng ngàn người làm chủ nợ của họ, theo thuật ngữ của ngành ngân hàng là: Nợ phải trả.
Vậy ngân hàng trả bằng cách nào? Rất đơn giản, đó là: Tìm người trả thay họ. Nghe rất vô lý, nhưng đó là sự thật.
Hình thức “chuyển nợ” của ngân hàng thực chất là hoạt động cho vay có lãi suất. Họ rất thông minh khi vừa trả được nợ, nhưng cũng vừa kiếm được tiền trên khoản nợ đó.
Và nguyên tắc là: Biến nợ nần thành Tài sản.
Bạn cũng có thể trở thành Ngân hàng
Câu hỏi tiếp theo là: Làm sao biến nợ thành tài sản? Câu trả lời rất đơn giản, hãy đầu tư như ngân hàng: Tạo tài sản và tính lãi suất trên tài sản đó.
Để làm được điều này trước tiên bạn phải thấy được “hình hài” của tài sản- thứ mà bạn muốn nắm. Nghe rất đơn giản đúng không. Nhưng tôi tin chắc rằng có rất nhiều người đang mất tiền do nắm sai tài sản.
Để Tôi dẫn chứng cho bạn nhé. Bạn nghĩ ngôi nhà là Tài sản hay Tiêu sản? Nếu vội trả lời là Tài sản, thì có thể bạn đã mất tiền rồi đấy.
Đáp án là: Nhà chỉ là tài sản khi nó tạo thêm tiền cho bạn. Còn mỗi tháng bạn phải trả thuế, tu sửa, bảo dưỡng, thì ngôi nhà đang là tiêu sản của bạn rồi đó.
“Tài sản cho tiền vào túi bạnTiêu sản lấy tiền ra khỏi túi bạn”Robert Kiyosaki- |
Việc xác định đúng tài sản đồng nghĩa bạn đã đầu tư thành công bước 1. Bước tiếp theo hãy để tài sản “làm việc” hiệu quả.
Giả sử bạn mua một mảnh đất trị giá 1 tỷ đồng. Bạn thanh toán 300 triệu đồng, đi vay ngân hàng 700 triệu đồng. Sau đó bạn bán mảnh đất với giá 1,5 tỷ đồng. Mảnh đất đã mang về cho bạn 800 triệu đồng. Có nghĩa, Bạn lời. (Hình 1)
Hình 1: Bảng cân đối kế toán đầu tư mảnh đất
Tài sản1,5 tỷ đồng | Tiêu sản700 triệu đồng |
Tương tự cũng mảnh đất 1 tỷ đồng ấy, bạn đầu tư thêm 500 triệu xây dãy trọ 6 phòng, tổng giá trị mảnh đất là 1,5 tỷ đồng. Cứ cho là bạn vẫn vay ngân hàng 700 triệu đồng với lãi suất 12%/năm (tương đương 84 triệu/năm). Với nguồn thu 2 triệu/phòng/tháng, một năm tiền trọ bạn thu về 144 triệu đồng. Đừng vội mừng bởi nếu nhìn trên bảng cân đối tài chính thì khoản đầu tư này đã lỗ 640 triệu đồng. (Hình 2)
Hình 2: Bảng cân đối kế toán đầu tư dãy phòng trọ
Tài sản144 triệu đồng | Tiêu sản784 triệu đồng |
Có nghĩa, cùng một tài sản nhưng với cách đầu tư khác nhau sẽ cho ra tài sản hoặc tiêu sản.
Cho nên câu hỏi ở đây là: Bạn giữ trong tay bao nhiêu tiền? Và tiền đó làm việc cho bạn hiệu quả đến mức nào? Dù cho khoản tiền đó là vay mượn thì làm con nợ không xấu, quan trọng là bạn có tìm được nguồn trả nợ cho mình.
Và hãy tỉnh táo, bởi một khi nợ nần trở thành gánh nặng thì có khả năng bạn đã đổ nhầm tiền đầu tư vào “túi người khác” rồi đó.
(Rất cảm ơn Robert Kiyosaki – tác giả cuốn sách Cha giàu – Cha nghèo)
Thảo luận về bài viết