Bài viết được thực hiện từ cuộc trò chuyện cùng ông Albert Antoine – CEO, Co-Founder Avaiga về chủ đề chuyển đổi số. Ông Albert Antoine có kinh nghiệm hơn 30 năm trong việc tư vấn và chuyển đổi số cho các tổ chức chính phủ và doanh nghiệp tại Singapore. Công ty Avaiga do ông đồng sáng lập đặt trụ sở tại Singapore là công ty chuyên tư vấn chuyển đổi số.
Cụm từ “Chuyển đổi số” (Digital Transformation) là cụm từ rất hot trong trên các phương tiện truyền thông và được nhắc đến rất nhiều trong các hội thảo. Đồng thời, các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng rất quan tâm đến chuyển đổi số và đã thực hiện. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp đã gặp sai lầm trong khi chuyển đổi số.
Định nghĩa “Chuyển đổi số”
Khi được tiếp xúc với các cho các chủ chủ doanh nghiệp Việt Nam từ Bắc đến Nam, ông Albert Antoine nhận thấy có khoảng cách về việc hiểu chuyển đổi số. Mặc dù, đây là một từ khóa không hề xa lạ, được nhắc đến rất nhiều nhưng mọi người đang hiểu theo những cách khác nhau.
Theo ông Albert Antoine, chuyển đổi số chỉ làm ba việc sau:
- Tăng trải nghiệm khách hàng.
- Tối ưu hoá quy trình hoạt động. Việc này để tiết kiệm chi phí hoặc tăng lợi nhuận hoặc tăng sự hài lòng của khách hàng.
Ví dụ như ông từng làm dự án phi trường Changi ở Singapore. Một phần trong công việc là tối ưu hoá quy trình hoạt động. Trước khi máy bay tới Singapore thì đã biết được chiếc đó đến từ đâu, loại máy bay gì và họ cần đưa những kiện hàng gì xuống. Khi xuống sẽ đưa họ vô cửa nào. Hành khách trên đó đi bộ từ máy bay tới băng chuyền nào để lấy hành lý.
- Tạo mô hình kinh doanh mới.
Ví dụ Grab, Airbnb. Họ tạo ra mô hình kinh doanh mới để tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
Ba điều trên được gọi là “What”. Nhưng đa số các doanh nghiệp quên làm “How”. “How” là điều rất nhiều doanh nghiệp bỏ qua và sẽ tạo ra rào cản, sự thất bại rất lớn.
Bên cạnh đó, cần phân biệt số hóa (Digital Information) và chuyển đổi số (Digital Transformation). Trong kỷ nguyên số muốn đạt được hiệu quả thì cần phải số hoá. Hoặc là ứng dụng công nghệ giống như AI để đạt hiệu quả cao hơn. Trong khi đó, chuyển đổi số là thay đổi (Change Management) cơ cấu tổ chức của công ty, tập đoàn để tiếp cận số hoá.
Các doanh nghiệp thường hiểu lầm số hoá là mua công nghệ về để thay đổi công ty. Đó là suy nghĩ sai lầm.
“How” trong chuyển đổi số
“How” trong chuyển đổi số có 4 điểm:
- Tầm nhìn của lãnh đạo.
Nếu tầng lớp lãnh đạo có tầm nhìn chín chắn thì phải hiểu về chuyển đổi số và chuyển đổi số là đem lại điều gì. Tầm nhìn rất quan trọng.
- Gắn kết nội bộ.
Không phải công ty 10.000 người thì chỉ có nhóm làm chuyển đổi số mới cần hiểu, nhóm khác không cần quan tâm. Chuyển đổi số cần gắn kết tất cả mọi người trong công ty.
- Công nghệ.
Doanh nghiệp cần hiểu rõ những công nghệ nào sẽ được sử dụng cho chuyển đổi số.
- Quản trị.
Ban lãnh đạo cần lái con thuyền chuyển đổi số tới cái đích mà mình muốn tới. Xây dựng một đội ngũ để nói cả hai ngôn ngữ: IT và chuyên gia. Thì trên thị trường người ta gọi đội ngũ đó là CDO – Chief data officer hoặc CDAO- Chief data & Analytics officer. Ở công ty Việt Nam thường đưa CIO – người đứng đầu công nghệ/ thông tin làm chuyển đổi số. Điều đó không đúng.
Người đứng đầu thực hiện chuyển đổi số phải là CEO hoặc người đứng đầu về kinh doanh, chiến lược. Từ đó đưa đề bài cho người làm IT, làm công nghệ chứ không giao hết. Những công ty ở Mỹ hoặc Âu châu họ đã đi qua sai lầm đó và có cách tổ chức họ rất là rõ ràng. Tóm lại, chuyển đổi số là nhiệm vụ của người làm chiến lược.
Quy trình của chuyển đổi số
- Executive Seminar
Bước đầu tiên là Executive Seminar, đưa người thực hiện chuyển đổi số một framework để nói chung cùng ngôn ngữ. Khi có framework thì ứng dụng cho vấn đề của công ty và tập đoàn. Kiểm tra sự phù hợp của “What” với “How” để hình dung được bước kế tiếp.
- Discovery service – Đi trải nghiệm
Đây là bước đưa những người lãnh đạo công ty, tập đoàn trải nghiệm những công ty đã làm chuyển đổi số giống như Amazon, Nike, Apple. Khi đi trải nghiệm, các công ty đã thực hiện chuyển đổi số chia sẻ họ đã làm bao lâu. Đồng thời, họ cũng chia sẻ những thách thức và giải pháp đưa ra giải quyết những thách thức đó để đi đến thành công.
- Assessment – Đánh giá thực trạng
Bước này phải thuê những công ty tư vấn và không nên thuê vendor. Vì những vendor sẽ có những giải pháp, họ thiên vị những giải pháp đó. Doanh nghiệp nên thuê những công ty tư vấn độc lập thì họ sẽ cho ý kiến về phần mềm. Những công ty đó nói về đầu tư IT, chuyển đổi số đang ở đâu. Điểm đến doanh nghiệp muốn đạt tới như thế nào và muốn tối ưu hoá hành trình trong 20-25% thì đó là điểm đến.
- Gap Analysis – Phân tích mặt hạn chế
Khi có điểm đi và điểm đến thì cần làm Gap Analysis – Phân tích mặt hạn chế. Hoặc gọi là phân tích những gì đang thiếu. Đó là những điều phải làm bây giờ. Ví dụ kế hoạch 2 năm, 5 năm phải làm chuyển đổi số nhưng nếu dựa vào dài hạn thì không bao giờ đạt được. Chúng ta cần phải chia nhỏ. Phải làm những gì nhỏ và dễ thành công trước. Một trong những điều ông tư vấn là làm POC – Proof of Concept cũng có độ khó như dự án thật nhưng đơn giản hoá.
Rào cản của các doanh nghiệp Việt Nam khi bắt đầu hành trình?
- Văn hoá
Nếu muốn làm chuyển đổi số hiệu quả thì phải là văn hoá chia sẻ. Bản năng con người là không chia sẻ. Nhưng để làm sao cho họ thấy chia sẻ là thú vị và có điều gì đó khuyến khích họ chia sẻ. Và khi chia sẻ chúng ta biết là cái lợi chung to hơn cái lợi riêng. Vì vậy, cần phải thay đổi văn hoá.
- Thuật toán
Một sai lầm nữa ở Việt Nam và Á Châu là khi nói chuyển đổi số họ nói là thuật toán. Họ cho rằng thuật toán quan trọng. Họ coi đầu vào là data, thuê một người thuật toán giỏi và nghĩ là giải quyết hết vấn đề. Với ông Albert Antoine, đó mới giải quyết được 10-15%. Còn 85% là những điều khác.
Nếu chỉ ứng dụng AI, công nghệ mới và hy vọng công nghệ đó chuyển đổi chúng ta thì không đúng. Mà chúng ta phải thay đổi để ứng dụng công nghệ đó một cách tốt hơn.
- Năng lực lãnh đạo
Nếu muốn làm chuyển đổi số bài bản thì phải mạnh về năng lực số và năng lực lãnh đạo. Năng lực số chính là “What” đã chia sẻ. Năng lực lãnh đạo là “How”. Khi chỉ đem công nghệ vào thì rất giỏi về năng lực số nhưng chưa đủ. Phải có cách tổ chức cơ cấu thế nào để tiếp cận. Khi chỉ chú tâm vào năng lực số, thấy công nghệ nào hay thì đem vô nhưng thất bại 100%. Vì không có năng lực lãnh đạo thì có cho ngân sách để làm cái này thử, nhưng thử xong không có đầu ra rồi ngừng, cất ngân sách thì không thể thực hiện được chuyển đổi số. Năng lực lãnh đạo và năng lực số phải đi chung với nhau.
Có cần làm chuyển đổi số hay không?
Theo ông Albert Antoine, câu trả lời rất đơn giản. Nếu bạn đầu tư một đồng vào chuyển đổi số mà đem lại mười đồng thì cần. Nếu bỏ ra mà không đem lại đồng nào thì không cần. Đó là nhìn theo mục tiêu ngắn hạn. Còn dài hạn thì bạn đầu tư vào chuyển đổi số không đem đồng nào nhưng nếu bạn không làm thì năm sau người cạnh tranh với bạn làm, doanh nghiệp bạn không thể sống.
Trả lời một cách đơn giản hay sâu hơn thì phải nhìn về hiệu quả và từng giai đoạn ngắn, trung, dài hạn.
Kết
Để tránh những sai lầm khi thực hiện chuyển đổi số thì doanh nghiệp cần hiểu chuyển đổi số là gì và phân biệt chuyển đổi số với số hoá. Đồng thời, để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần quan tâm đến cả năng lực lãnh đạo chứ không chỉ tập trung cho công nghệ. Chuyển đổi số là một quá trình dài và để bắt đầu hành trình này doanh nghiệp nên thật sự nghiêm túc đặt cho mình câu hỏi “có cần làm chuyển đổi số hay không” dựa vào chiến lược ngắn, trung và dài hạn để tránh lãng phí thời gian, nhân lực và chi phí.
Thảo luận về bài viết