Trong bối cảnh y học toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy khoa học lâm sàng tại Việt Nam không chỉ là một nhu cầu mà còn là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe. Trong suốt 30 năm đồng hành cùng nền y tế Việt Nam vươn tới sự bền vững, động lực nào đã thôi thúc sự bền bỉ này của AstraZeneca?
Ông Atul Tandon, hiện là Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam bày tỏ: “AstraZeneca luôn đặt bệnh nhân làm trọng tâm. Chúng tôi tập trung vào những tiến bộ của khoa học, để giải quyết những thử thách phức tạp và tạo ra những giải pháp hiệu quả nhất cho bệnh nhân ở nhiều nhóm bệnh lý khác nhau, ở những khu vực khác nhau. Đối với tôi, đây là một công việc đầy ý nghĩa”.
“Điểm sáng” trong bức tranh y tế Việt
“AstraZeneca không chỉ nhìn nhận Việt Nam là một thị trường tiềm năng, mà còn đang hợp tác thúc đẩy cho sự phát triển ngành dược và mang đến các giải pháp chăm sóc sức khỏe tiên tiến, nhằm hướng tới mục tiêu chung của Chính Phủ”.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, thu nhập khả dụng, đô thị hóa tăng cao kéo theo mức sống của người dân được cải thiện, khiến nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sự tiếp cận đến dịch vụ y tế chất lượng gia tăng. Nhiều thay đổi đáng kể đã xuất hiện trong các chính sách y tế nhờ vào sự quan tâm và nỗ lực của Chính phủ. Tại các bệnh viện, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại với đa dạng chức năng cũng thường xuyên được nâng cấp, đổi mới.
Bên cạnh đó, nhiều sáng kiến được đưa ra nhằm giải quyết khó khăn về khả năng chi trả và tiếp cận y tế dành cho người dân, nổi bật trong số đó là chương trình “Bảo hiểm y tế toàn dân”. Cụ thể, chỉ trong thời gian ngắn, Việt Nam đã thành công nâng tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế (BHYT) lên đến hơn 93%, quyền lợi của người tham gia BHYT cũng được mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh nâng lên… Chứng kiến kết quả này, ông Atul Tandon khẳng định:“Có thể nói, đây là một trong những thành tựu rất đáng khen ngợi nhằm đảm bảo người dân thực sự được bao phủ và có thể tiếp cận dịch vụ y tế”.
Dù vậy, ngành y tế Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức. Theo đó, thống kê dân số cho thấy, Việt Nam đang có xu hướng già hóa dân số. Chỉ trong một vài thập kỷ tới, số người từ 60 tuổi trở lên có thể tăng gấp đôi. Con số này sẽ còn tiếp tục phát triển. Mặt khác, các vấn đề xuất phát từ những căn bệnh mãn tính do dân số già đi và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng ngày một nhiều hơn tạo ra gánh nặng lên toàn bộ hệ thống y tế. Câu hỏi lớn nhất mà không chỉ Chính phủ mà chính cả các doanh nghiệp trong ngành quan tâm là: “Làm cách nào để chúng ta giải quyết vấn đề này?”.
Những nỗ lực bền bỉ suốt 3 thập kỷ
Đứng trước câu hỏi lớn trong sứ mệnh đảm bảo tất cả mọi người đều có thể tiếp cận được dịch vụ y tế có chất lượng, “AstraZeneca đã đóng góp rất tích cực trong suốt những năm hoạt động tại Việt Nam”, ông Atul bày tỏ. AstraZeneca Việt Nam đã không ngừng thúc đẩy ranh giới của khoa học để mang đến những phương thuốc giúp cải thiện cuộc sống, thúc đẩy sự công bằng trong việc tiếp cận các giải pháp tiên tiến, cải thiện chất lượng điều trị cho người bệnh, và hướng đến mục tiêu hỗ trợ phát triển hệ thống chăm sóc y tế Việt Nam bền vững.
Khoa học lâm sàng là một trong những khía cạnh được ưu tiên. Trong hơn 30 năm đồng hành cùng y tế Việt Nam, nhiều nghiên cứu lâm sàng tập trung vào lĩnh vực Ung thư, Hô hấp và Miễn dịch, Tim mạch, Thận và Chuyển hóa được AstraZeneca đầu tư thực hiện. Việc thúc đẩy khoa học lâm sàng giúp đẩy mạnh quá trình tiếp cận của điều trị trong nước với các giả thuyết điều trị mới trên thế giới, từ đó có thể hỗ trợ cải thiện chất lượng điều trị, giảm thiểu rủi ro cho bệnh nhân và nâng cao tính hiệu quả của các can thiệp y tế. Song song đó, khi các hoạt động nghiên cứu lâm sàng được tiến hành cũng mang đến cơ hội cho các y bác sĩ tìm hiểu thêm về sự đổi mới của khoa học,và góp phần giúp nâng cao năng lực chung của hệ thống y tế.
Bên cạnh những nỗ lực trong hoạt động nghiên cứu lâm sàng, AstraZeneca đã luôn tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) vào các công cụ hỗ trợ chẩn đoán. “Việc tầm soát để phát hiện bệnh sớm sẽ giúp cải thiện kết quả điều trị cho người bệnh”, ông Atul bày tỏ.
Cụ thể, tại Việt Nam, AstraZeneca đã triển khai chương trình “Vì Lá Phổi Khỏe” nhằm thúc đẩy công tác chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm, cập nhật các giải pháp điều trị tiên tiến và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người mắc bệnh ung thư phổi, bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Ngoài ra, với sự đồng hành của AstraZeneca và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, chương trình “CAREME – Yêu lấy mình” ra đời, với mục tiêu tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tim mạch và bệnh thận mạn. Chương trình này hiện đang sử dụng các ki-ốt tại 24 tỉnh, kết hợp chụp X-quang ngực với sự hỗ trợ AI, siêu âm tim và tính toán rủi ro suy thận mạn (CKD).
Góp phần tối ưu hóa tác động đến ngành y tế toàn cầu với sự phát triển của công nghệ, AstraZeneca đã hỗ trợ cho dự án thiết lập “Mạng lưới Đổi mới Sáng tạo Y tế” nhằm thúc đẩy sự hợp tác và phát triển các giải pháp y tế sáng tạo. Việc này giúp ngành y tế nhanh chóng nhận biết sớm các công nghệ mới, tổ chức thí điểm và tham gia đánh giá cho việc sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Có thể thấy, AstraZeneca đã, đang và sẽ không ngừng khẳng định vai trò dẫn dắt trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện sức khỏe cộng đồng, với những cam kết mạnh mẽ về đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế.
Tiên phong hỗ trợ ngành y Việt Nam chuyển mình bền vững
“Chúng ta không thể xây dựng hay kiến tạo một hệ thống y tế bền vững nếu không quan tâm đến ảnh hưởng khí hậu.”
Nâng cao chất lượng nguồn lực ngành y tế là một trong những trọng tâm trong định hướng phát triển bền vững ngành, bởi lẽ con người là nhân tố quan trọng trong công cuộc chuyển đổi. Theo ông Atul Tandon cho biết, AstraZeneca luôn nỗ lực hỗ trợ nâng cao năng lực cho ngành y tế Việt Nam thông qua các chương trình đào tạo trong và ngoài nước cũng như hỗ trợ nghiên cứu. Ngoài ra, “chúng tôi cũng tài trợ triển khai các dự án đào tạo ở quy mô lớn, đặc biệt, cho những y bác sĩ đến từng vùng nông thôn, để tạo ra những phát triển toàn diện về chất lượng nguồn lực hiện tại”, ông cho hay.
Mặt khác, để tạo dựng sự bền vững trong lĩnh vực y tế, theo ông Atul, điều quan trọng là cần biết cách cân bằng giữa hệ sinh thái và hoạt động của hệ thống y tế. “Trong kế hoạch nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đừng quên quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu, một yếu tố rất đáng được cân nhắc trong việc xây dựng hệ thống y tế ngày một bền vững”, ông nhấn mạnh.
Việt Nam hiện đang phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, khiến việc tích hợp các yếu tố khí hậu vào phát triển hệ thống y tế trở nên cấp thiết. Biến đổi khí hậu không chỉ gia tăng các bệnh lý liên quan đến nhiệt độ mà còn làm trầm trọng thêm các vấn đề hô hấp do chất lượng không khí kém, cũng như tạo điều kiện cho sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm. “Vì vậy, khi nói về bệnh mãn tính, chúng ta cũng cần phải hiểu rõ khí hậu cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra vấn đề này”, ông Atul khẳng định.
Để giải quyết những thách thức này, AstraZeneca cam kết tích hợp các yếu tố khí hậu vào các sáng kiến phát triển y tế. Bởi lẽ, dịch vụ y tế mặc dù được sinh ra với sứ mệnh điều trị và chăm sóc cho con người, cũng gây ra khí thải nhà kính. Và gần như khoảng 5% lượng khí thải nhà kính toàn cầu đến từ hệ thống chăm sóc sức khỏe. Do đó, điều quan trọng là chúng ta phải thực hiện các biện pháp và sáng kiến mới để giảm lượng khí thải nhà kính, song song với việc cố gắng đem đến cho mọi người hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt hơn”, ông Atul nhấn mạnh.
Bằng cách tích hợp hành động về khí hậu vào chiến lược cốt lõi, AstraZeneca không chỉ dẫn dắt việc tạo ra một hệ thống y tế bền vững mà còn mở ra con đường cho một tương lai khỏe mạnh hơn cho tất cả mọi người. Để lắng nghe đầy đủ những chia sẻ của khách mời Atul Tandon, Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam trong chương trình The Quoc Khanh Show, mời các bạn xem lại tại đây.
Thảo luận về bài viết