Cải thiện tài chính và cuộc sống là mục tiêu mà nhiều người hướng đến. Bài học từ tư duy “Củ nhân sâm” có thể giúp mỗi người khám phá những cơ hội mới để tạo ra thu nhập và cải thiện cuộc sống.
“Mình phải phát triển doanh nghiệp của mình và bản thân mình theo lối tư duy của một “củ nhân sâm” thay vì lối tư duy của một “cây hành hương”. Đó là những đúc kết từ bài học cuộc đời của anh Thái Phạm Chủ tịch & Nhà Sáng Lập công ty Happy Live – Công ty chuyên về xuất bản, giáo dục, huấn luyện về đầu tư tài chính và chuyển hóa con người tại Việt Nam
Bài học tư duy “Củ nhân sâm” và tư duy “Cây hành hương” từ Singapore
Theo đó, “Củ nhân sâm” và “cây hành hương” đều là những khái niệm chỉ lối tư duy mới, giúp khai thác tiềm năng bên trong mỗi người và tìm kiếm cơ hội để đạt được thành công. Điểm khác nhau ở đây là, lối tư duy “củ nhân sâm” đòi hỏi mỗi cá nhân phải có lòng kiên nhẫn và quyết tâm. Thành công không đến một cách dễ dàng và đôi khi sẽ phải đối mặt với thách thức và khó khăn. Tuy nhiên, bằng việc tập trung vào mục tiêu của mình, kiên nhẫn vượt qua các trở ngại và học hỏi từ những thất bại, các cá nhân sẽ tiến gần hơn đến mục tiêu của mình. Trong khi đó, lối tư duy “củ hành hương” biểu thị cho những người mong muốn “đi đường tắt” và đạt được thành công một cách nhanh chóng nhưng thiếu tính an toàn, bền vững.
Liên hệ từ bài học này, anh Thái cho rằng doanh nghiệp cũng nên hướng đến sự phát triển bền vững từ tư duy “củ nhân sâm” thông qua việc quản trị công ty theo tiêu chuẩn ESG nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả, tăng cường uy tín và tạo ra giá trị cho các bên liên quan.
Chiến lược ESG không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư, khách hàng, cộng đồng và chính phủ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đồng thời giúp doanh nghiệp đối mặt với những thách thức lớn của thế giới như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng giới, thiếu nguồn lực, cũng như an ninh năng lượng, an ninh lương thực và an ninh mạng.
Phát triển bền vững cần “đặt con người làm trọng tâm”
Tư duy “củ nhân sâm” trong việc phát triển doanh nghiệp và tổ chức được áp dụng tương tự chiến lược “Human-Centric” – chiến lược xây dựng thương hiệu đặt con người làm trung tâm. “Hướng đến con người ở đây chính là hướng đến sự giáo dục”, anh Thái cho hay.
Để làm rõ nhận định này, một ví dụ cụ thể tại Singapore được anh Thái dẫn chứng. Theo đó, chính phủ Singapore sẽ chia hệ thống giáo dục của mình thành hai hệ thống, gồm PET (Pre-employment Training) – Đào tạo trước khi tuyển dụng và và CET (Continuing Education-System Training) – Đào tạo liên tục trong hệ thống giáo dục. Cả hai hệ thống này đều nhằm mục tiêu cung cấp cơ hội cho các cá nhân học tập, cập nhật kiến thức và kỹ năng. Điều này giúp người tham gia nắm bắt những xu hướng mới, tiếp cận công nghệ mới, phát triển các mối quan hệ xã hội và mở rộng cơ hội để theo đuổi sự phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực của họ.
Điểm thú vị là người lao động tham gia CET có thể nhận được hỗ trợ tài chính và các khoản tài trợ khác. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tiếp tục học tập và phát triển nghề nghiệp. Bởi chính phủ Singapore nhận định rằng, giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một lực lượng lao động có kỹ năng cao, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế hiện đại.
Xuất phát từ tư duy đúng đắn này đã đưa Singapore trở thành một trong những trung tâm tài chính và ngân hàng hàng đầu thế giới, thu hút nhiều nguồn vốn và tài sản từ khắp nơi trên thế giới. Thực tế này cũng đồng thời lý giải cho nhận định “Nếu doanh nghiệp có thương hiệu và tư duy bền vững như “củ nhân sâm” thì cư nhiên… tiền sẽ “tự đến với mình.” anh Thái khẳng định. Câu chuyện này không chỉ khiến anh mà còn không ít doanh nghiệp phải tự suy ngẫm về cách quản trị công ty của mình trong kỷ nguyên mới.
Đầu tư tài chính cũng cần nuôi dưỡng sự bền vững
Không chỉ dành riêng cho việc phát triển tổ chức và doanh nghiệp, anh Thái cho rằng lối tư duy “củ nhân sâm” cũng có thể áp dụng đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính. Cụ thể, mỗi nhà đầu tư cần hiểu rõ tính cách của bản thân, khẩu vị đầu tư, khẩu vị rủi ro cá nhân để lựa chọn trường phái đầu tư phù hợp. Thay vì học theo lối đầu tư “chộp giựt” đầy rủi ro.
Lối tư duy “củ nhân sâm” khuyến khích các nhà đầu tư học hỏi và liên tục khám phá để không ngừng nâng cao kinh nghiệm chuyên môn. Tiếp cận đầu tư cẩn trọng và bền vững, giúp nhà đầu tư hướng đến mục tiêu “đón tiền” một cách dài hạn.
Mặt khác, nhà đầu tư cá nhân hoàn toàn có thể học hỏi và kết hợp những kiến thức cũng như kinh nghiệm từ các nhà đầu tư ngắn hạn hoặc trung hạn để gia tăng tài sản của mình một cách hiệu quả, tùy theo năng lực tài chính cá nhân.
Thế giới thay đổi nhanh chóng và cơ hội mới cũng xuất hiện và biến mất một cách “chóng mặt”. Để tiến đến tự do tài chính, các bạn có thể theo dõi cách thích nghi với những thay đổi và tạo ra giá trị trong môi trường mới thông qua cuộc trò chuyện của Host Quốc Khánh và khách mời Thái Phạm trên chương trình The Quoc Khanh Show, được phát sóng trên kênh Vietsuccess tại đây.
Thảo luận về bài viết