Trong môi trường kinh doanh đầy biến động và thách thức như ngày nay, sức mạnh tăng trưởng của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào chiến lược mà còn vào nhiều yếu tố khác nhau. Để đạt được sự tăng trưởng bền vững, doanh nghiệp cần nắm vững những yếu tố quyết định nào?
Tạo sức mạnh tăng trưởng từ bên trong
“Là một người tư vấn tôi cảm thấy rất vui vì hiện nay, phần lớn các lãnh đạo doanh nghiệp đã nhìn nhận câu chuyên mang giá trị thật hơn.”
Theo Thạc sĩ David Tân Nguyễn, hiện là Chủ tịch HĐQT BrainGroup kiêm Giám đốc Chiến lược, Công ty tư vấn BrainMark Vietnam – một chuyên gia với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, phát triển kinh doanh và phát triển chiến lược doanh nghiệp vừa và lớn cho rằng:“Tạo sức mạnh tăng trưởng từ bên trong là giải pháp duy nhất mà chính lãnh đạo phải thiết kế cho doanh nghiệp của mình.”
Điều này được hiểu là các lãnh đạo doanh nghiệp cần quay về bên trong chính doanh nghiệp của mình để nhìn nhận rõ các vấn đề cụ thể của doanh nghiệp là gì, đánh giá xem nguồn lực, vật lực và tài chính của mình như thế nào và với nguồn lực hữu hạn như vậy, khả năng chuyển đổi của doanh nghiệp đến mức nào trong tương lai gần,… để tạo sức mạnh tăng trưởng cho phù hợp. Bởi lẽ: “Nếu lãnh đạo doanh nghiệp chưa thể nhìn nhận đúng và rõ những câu chuyện thực tế, các giải pháp được đưa ra khó mà tạo nên “bàn thắng” trên thị trường”.
BrainBOS – Đòn bẩy tạo sức mạnh tăng trưởng cho doanh nghiệp
Như anh Tân cho biết, BrainBOS là một mô hình quản trị tạo sức mạnh tăng trưởng đã được ứng dụng thành công tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo đó, BrainBOS có thể hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề thường gặp, điển hình như:
– Tầm nhìn 5 năm không rõ ràng: Hoặc có thể tầm nhìn của lãnh đạo rất rõ ràng, nhưng đến khi triển khai, các lãnh đạo cấp trung và đội ngũ bên dưới chưa nắm rõ dẫn đến việc thực thi chưa đạt kỳ vọng.
– Cấu trúc chồng chéo: Cấu trúc thiếu sự rõ ràng và không bám sát tầm nhìn có thể dẫn đến sự phối hợp giữa các phòng ban thiếu nhịp nhàng. Việc xây dựng cấu trúc vững chắc là tiền đề quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được tầm nhìn. Đồng thời, một hệ thống được cơ cấu chặt chẽ cũng giúp doanh nghiệp thoát khỏi sự chồng chéo trong điều hành và tăng tính trách nhiệm trong quá trình thực thi.
– Khó hiện thực hóa hành động: Góc nhìn của mỗi phòng ban khác nhau, thiếu sự đồng nhất cũng không thể phát huy tốt những chiến lược hoàn hảo được đưa ra. Mặt khác, không có quy trình kiểm soát chặt chẽ và bộ quy chuẩn đo lường hiệu quả cũng là nguyên nhân khiến quá trình thực thi “gãy đổ”.
Do vậy, việc có một quy trình chuẩn liên phòng ban giúp các “khớp nối” trong quá trình vận hành hệ thống và doanh nghiệp trở nên trơn tru hơn. Và BrainBOS là một công cụ giúp các lãnh đạo doanh nghiệp chuẩn hóa các hành động để triển khai nhanh nhất, hiệu quả nhất các chiến lược. Đồng thời, kết nối đồng bộ tất cả các khía cạnh để phát huy hiệu quả việc quản trị.
“Khắc nghiệt hóa” trong thực thi
“Tăng trưởng không chỉ là tăng về doanh thu. Vì doanh thu chỉ là yếu tố bên ngoài. Muốn đạt yếu tố bên ngoài phải vững cốt lõi bên trong.”
Dù vậy, chia sẻ về câu chuyện “gãy đổ” trong thực thi các chiến lược, anh Tân vẫn đau đáu việc “Các lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chưa có thói quen kiểm tra thường xuyên các chỉ số đo lường sức khỏe doanh nghiệp.” Đồng thời, các báo cáo định kỳ hằng quý, hằng năm chưa hướng đến trách nhiệm quản trị cũng như vẫn còn xem nhẹ “cán cân quản trị”.
Chẳng hạn như, khi lãnh đạo doanh nghiệp phát giác được rằng dường như lượng khách hàng gần đây thiếu ổn định, khách hàng chưa đánh giá cao sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, họ thường không có sẵn các báo cáo số liệu thống kê để xem xét, chỉ đạo. Thậm chí nếu có, đó đã là câu chuyện của vài tháng trước.
Có thể thấy, nếu hệ thống báo cáo số liệu được cập nhật định kỳ và văn hóa “điều hành có hệ thống”, theo dõi số liệu liên tục được lan tỏa từ trên xuống thì kể cả khi lãnh đạo chưa xem, đội ngũ bên dưới vẫn có thể theo dõi để bám sát và thực thi. Do vậy, anh Tân nhấn mạnh “Quan trọng là các lãnh đạo thiết kế chế độ như thế nào, để đội ngũ cấp trung và nhân viên bên dưới hiểu được rằng, sếp rất quan tâm các chỉ số này để thúc đẩy hệ thống.” Bởi lẽ, bên cạnh việc bán và thu hút thêm khách hàng, doanh nghiệp còn cần để ý sát sao việc xây hệ thống bên trong để duy trì thành công lâu dài, bền vững.
Có thể thấy, ngoài các câu chuyện về con số, về doanh thu và lợi nhuận, các doanh nghiệp hiện nay đã để tâm hơn nhiều câu chuyện tăng trưởng bền vững về mặt năng lực của đội ngũ, hiệu quả thực của hệ thống vận hành. Và để hiểu hơn câu chuyện tạo sức mạnh tăng trưởng từ bên trong cho doanh nghiệp của mình, mời các bạn cùng lắng nghe những chia sẻ của Thạc sĩ David Tân Nguyễn trong chương trình The Quoc Khanh Show tại đây.
Thảo luận về bài viết